Bộ nhận diện thương hiệu là gì, làm như thế nào hiệu quả

Chắc bạn đã quá quen với 2 từ “thương hiệu”, bất cứ một công ty, hay cá nhân khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và muốn đi đường dài đều tìm cách để khắc ghi thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng (người tiêu dùng). Khi chiến lược thương hiệu đã được vạch ra và thực thi thì một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của thương hiệu chính là bộ nhận diện thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu có thể nói là bộ guideline cho tất cả các hoạt động truyền thông thương hiệu thông qua thị giác – mang yếu tố trực quan. Vậy cụ thể đây là gì và nó đóng vài trò gì trong quá trình phát triển của một thương hiệu.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì

Nhận diện thương hiệu (Brand identity) là các yếu tố hữu hình của thương hiệu như màu sắc, các đường nét, hình dạng (shape), và đôi khi có yếu tố con người trong đó nữa (*). Một brand làm tốt nhận diện thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và nhận ra giữa hàng ngàn thương hiệu khác trên thị trường.

Bộ nhận diện thương hiệu (nguồn: creativemarket)

Kết quả của quá trình làm nhận diện thương hiệu chính là hình ảnh thương hiệu (Brand image), hình ảnh thương hiệu có thể tốt hoặc có thể xấu trong mắt khách hàng (cả nghĩa bóng và nghĩa đen) phụ thuộc vào quá trình làm nhận diện thương hiệu. Và bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc và quyết định của khách hàng.

Bộ nhận diện thương hiệu là điểm chạm đầu tiên của khách hàng với thương hiệu. Ví dụ: khi khách hàng chủ động tìm hiểu về một công ty hay cá nhân nào đó thông qua website, hình ảnh và màu sắc trên website sẽ đập vào mắt khách hàng đầu tiên. Những hình ảnh không được chọn lọc, màu sắc không nhất quán gây khó chịu mắt người nhìn là những điểm trừ của thương hiệu trong mắt khách hàng. Ngược lại mọi thứ được làm chỉnh chu, tương xứng với thương hiệu sẽ tạo thiện cảm và làm khách hàng ghi nhớ thương hiệu lâu hơn.

(*) Yếu tố con người trong nhận diện thương hiệu: mình ví dụ, hệ thống phòng tập gym dành cho nam ABC có 10 chi nhánh tại TpHCM. ngoài thiết bị phòng tập, họ tập trung tuyển chọn nhân viên tiếp tân, mỗi chi nhánh đều có đúng 3 nhân viên nữ ngoại hình đẹp, mặc đồng phục đỏ, chiều cao trên 1,7m. Trong khi đa số các phòng tập trym khác không tập trung vào nhân viên. Thì các nhân viên nữ mặc đồ đỏ này chính là nhận diện thương hiệu của hệ thống gym ABC.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm những gì

Bộ nhận diện thương hiệu gồm tất cả các ấn phẩm, các yếu tố hữu hình tiếp xúc với khách hàng. Tuy nhiên về cơ bản, bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các ấn phẩm sau đây, ngoài ra những hình ảnh hữu hình khác đều dựa trên bộ này để làm ra.

  • Logo, website, namecard, bao thư, letterhead, chữ ký email

Đặc điểm của tất cả các ấn phẩm trong bộ nhận dạng thương hiệu là sự nhất quán với nhau, để khi nhìn vào bất cứ vật phẩm nào, khách hàng cũng nhận ra được thương hiệu. Bên dưới mình sẽ nói kỹ hơn về 2 công việc quan trọng nhất khi làm một bộ nhận diện thương hiệu.

Thiết kế Logo (biểu trưng)

Một bộ nhận diện thương hiệu không thể nào thiếu logo hay còn gọi là biểu trưng của thương hiệu. Logo có thể nói là Avatar của thương hiệu giúp khách hàng nhanh chóng nhận ra và dễ dàng ghi nhớ trong đầu. Ví dụ nhãn hàng thời gian nổi tiếng NIKE, chỉ cần 1 vết Swoosh đơn giản là đủ để bạn nhận ra đây là NIKE mà không cần có chữ NIKE.

Logo của NIKE

Logo truyền tải được những thông điệp của thương hiệu đến khách hàng. Ví dụ những nhãn hàng có logo màu xanh da trời, (giống như màu của logo mình ahihi) gợi nên sự an toàn và tin tưởng, khách hàng hoàn toàn có thể an tâm khi đặt niềm tin vào bạn. Một số logo nổi tiếng sử dụng màu này: Facebook, Twitter, Dell.

Logo có thể đơn thuần chỉ là text, những shape có ý nghĩa, hoặc kết hợp giữa text và shape, kèm theo yếu tố màu sắc.

Bộ brand guidelines

Brand guidelines bạn có thể hiểu là các hướng dẫn và cũng đồng thời là những quy tắc khi muốn truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng, thông qua hình ảnh trực quan. Thông thường bộ brand guidelines trình bày các quy tắc khi sử dụng logo, các màu sắc chủ đạo, typography.

Mình sẽ ví dụ cho bạn dễ hình dung: Ví dụ Công ty A có logo, bạn là designer muốn sử dụng logo để làm bảng hiệu nền màu đen. Trong brand guideline của công ty A thể hiện nền đen, bắt buộc logo phải màu trắng, việc của bạn là dùng đúng logo màu trắng. Trường hợp trên nền đen mà bạn tự ý dùng logo màu xanh hay màu cam thì đó là sai brand guidelines, việc này làm ảnh hưởng rất nhiều đến nhận diện thương hiệu.

Brand guidelines trình bày rõ quy định khi sử dụng hình ảnh liên quan đến thương hiệu

Tặng brand guideline mẫu

Để giúp các bạn dễ hình dung hơn, mình có chia sẻ 3 bộ brand guideline mẫu (bên trong có luôn moodboard). Cái này được mình download trực tiếp từ Envato Elements, style tây, minimalist. Bên trong bao gồm file PDF, Indesign, Illustrator, Photoshop, hướng dẫn download font,…. Vì vậy bạn có thể dùng luôn cái này hoặc tham khảo lấy ý tưởng.

Bạn có thể xem qua thử 1 mẫu trong 3 bộ mình chia sẻ qua video bên dưới

Link download brand guideline mẫu: LINK GOOGLE DRIVE

LẤY PASS GIẢI NÉN

Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Đa số các project thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bị fail là do không có quy trình mà cụ thể ở đây là giữa client và agency chưa hiểu ý của nhau. Bạn có thể hiểu nôn na là client trình bày ý A, trong ý A có hàng chục ý nhỏ nữa nhưng client không biết diễn tả thế nào hoặc quên không nói rõ. Agency thì hiểu ý A cắm cúi làm xong ra thành phẩm không đúng ý client, bla bla bla, câu chuyện cứ tiếp diễn và kéo dài dẫn đến project không đạt được kết quả như mong muốn. Mình tin là rất nhiều bạn đã từng gặp trường hợp này, có người lấy được tiền có người bị xù tiền ^.^.

Vậy làm sao để ra được một bộ nhận diện thương hiệu đạt yêu cầu, làm client thõa mãn? Trước hết bạn (agency) phải hiều là client không sai, chỉ là họ không phải dân trong ngành nên không thể hiểu như cách của bạn hiểu được. Vì vậy bạn phải giúp agency nói ra được những mong muốn của họ trong bộ nhận diện thương hiệu. Hãy thử những đề xuất mà mình từng làm dưới đây, mình thấy nó hiệu quả khi làm việc với client.

Agency và Client trao đổi với nhau

Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến thời gian hoàn thành và chất lượng thành phẩm. Kết quả của buổi trao đổi này là bộ Stylescape. Stylescape là gì? cái này cũng như brand guidelines nhưng mục đích là để thống nhất ý tưởng với nhau, cũng như là “bằng chứng” sau khi hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu. Stylescape bao gồm những tone màu, typography, shape, các họa tiết,… Những ý tưởng, thông điệp mà client muốn truyền tải, agency phải thể hiện rõ ràng và thống nhất với client thông qua bảng stylescape.

Ví dụ một Stylescape đơn giản thể hiện font chữ, màu sắc, style.

Bắt đầu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Khi đã nắm được ý của client, có stylescape, bạn có thể bám theo và thiết kế bộ nhận diện. Bộ nhận diện phải đảm bảo đúng font chữ, tone màu chủ đạo như trên stylescape.

Với cách làm này, mình không phải làm một lần nhiều mẫu để khách lựa chọn, mà thành phẩm bám sát stylescape được thống nhất ngay từ đầu. Sẽ có trường hợp không vừa ý khách hàng nhưng việc của bạn chỉ là tinh chỉnh trên các mẫu đã thiết kế. Troong khi cách làm trước đây, client trao đổi trực tiếp với bạn hoạt qua email, bạn sẽ phải làm 3-4 mẫu để client chọn. Hên thì chọn được 1 mẫu, xui thì không chọn được mẫu nào, bạn lại tiếp tục làm thêm 3-4 mẫu (ôi trời).

Bàn giao, thanh toán

Sau khi đã thống nhất bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, agency gửi bộ nhận diện cho client bao gồm: file gốc (file vector) bao gồm cả font chữ, đảm bảo file gốc không bị bất cứ lỗi gì. Việc thanh toán thõa thuận giữa 2 bên, còn cách mình hay làm là nhận 50%, bàn giao nhận 50% còn lại.

Lưu ý khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu hay bất cứ thiết kế nào đều không có một thước đo chính xác về đẹp hay không đẹp. Tuy nhiên đây là bộ mặt của thương hiệu, góp phần tạo được thiện cảm với khách hàng. Vì vậy để có được bộ nhận diện thương hiệu chất lượng bạn nên lưu ý những yếu tố sau đây:

  • Chọn mặt gửi vàng: ý mình muốn nói ở đây là chọn đúng đối tác đảm nhận công việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Mình đã có một bài viết khá dài chia sẻ về kinh nghiệm khi đi thuê freelancer hoặc agency thiết kết, bạn có thể xem tại đây.
  • Bộ nhận diện thương hiệu không nên copy & paste: để cho nhanh, sau khi làm xong namecard hay poster, designer hay copy các element rồi thả vào các ấn phẩm khác, scale tỷ lệ cho hợp lý là xong. Nhưng mình thấy làm như vậy bộ nhận diện không được phong phóng, nhìn nhàm chán. Có rất nhiều cách để tạo tính nhất quán, thay vì copy nguyên khối element, chúng ta có thể sử dụng màu sắc, hoặc shape nhấn nhá,…

Một số bộ nhận diện thương hiệu đẹp

Trước khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, không thể bỏ qua bước tham khảo. Tham khảo để tìm được style phù hợp với phong cách của thương hiệu, từ đó client dễ trao đổi với agency hơn. Các nhân mình cũng hay lên các trang Behance hay Dribbble để tìm ý tưởng.

Thực ra trong nghệ thuật không có đẹp xấu, đúng sai, nó phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận của từng người nhìn. Quan trọng là trong quá trình thiết kế, giữa khách hàng và designer hiểu nhau để cho ra được kết quả tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shares