Bạn sẽ cần đến phần mềm làm video trên máy tính thay vì dùng bằng app điện thoại nếu đang muốn dựng các đoạn phim ngắn hoặc ghép các tấm hình cần sự tinh chỉnh nhiều hơn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm làm video của nhiều nhà phát triển khác nhau, mỗi phần mềm lại có một điểm mạnh và yếu điểm riêng.
Tùy vào nhu cầu cần dựng phim mà bạn chọn phần mềm phù hợp, vừa đảm bảo máy tính đủ khả năng vận hành, vừa đáp ứng được các yêu cầu của bạn. Trong bài viết này mình xin chia sẻ một số phần mềm làm phim đang sử dụng và mang lại hiệu quả tốt, mình tin là rất nhiều bạn đang có nhu cầu tìm kiếm những phần mềm nhu thế này.

Phân loại phần mềm làm video
Qua thực tế dựng phim bằng phần mềm trên máy tính, mình tạm chia thành 2 loại sau. Bạn xem để xác định được nhu cầu từ đó chọn phần mềm phù hợp nhé.
Phần mềm làm video đơn giản
“Đơn giản” ở đây được hiểu là chỉ cần ghép các bức ảnh lại với nhau, mỗi bức ảnh xuất hiện tầm vài giây rồi chuyển sang ảnh khách, chèn chữ, đồng thời có kèm theo nhạc nền (mọi người hay gọi là phần mềm làm video từ ảnh). Hay phần mềm chỉ cần có khả năng cắt các đoạn video ra từng đoạn nhỏ, di chuyển và nối các đoạn video lại, tách tiếng trong video gốc ra và đương nhiên không thể thiếu chèn nhạc nền.
Ưu điểm của phần mềm loại này là yêu cầu cấu hình máy tính không cao, tốc độ xử lý nhanh, dễ theo tác. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất là khả năng tùy biến không nhiều chỉ dừng lại ở các chức năng cơ bản.
Phần mềm làm video chuyên nghiệp
Có tất cả các chức năng cơ bản như trên nhưng phần mềm làm video chuyên nghiệp được trang bị nhiều tính năng độc đáo, phức tạp hơn và đồng nghĩa những thướt phim cho ra đạt độ thẩm mỹ cao. Những phần mềm này được sản xuất để phục vụ cho các nhà sản xuất phim chuyên nghiệp, đòi hỏi độ tỹ mỹ cao.
Nhưng nhược điểm duy nhất theo mình thấy là đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao, đặc biệt nếu muốn dựng các bộ phim độ phân giải FullHD hoặc 4K.

Nên dùng phần mềm làm video nào
Những bạn đang có nhu cầu dựng phim ở mức cơ bản sẽ tìm các phần mềm dựng phim đơn giản để dễ sử dụng, ra video nhanh nhất. Số khác lại chọn những phần mềm chuyên nghiệp hơn, để tạo ra những video đẹp, chất lượng hơn.
Nhưng nếu được lựa chọn thì mình sẽ chọn sử dụng các phần mềm làm video chuyên nghiệp luôn, vì đằng nào cũng phải học để làm nên học luôn cái xịn sò. Việc sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn có khả năng làm ra các video có chất lượng tốt mà còn giúp việc làm quen với các phần mềm làm video đơn giản khác trở nên dễ dàng hơn.
Đối với mình, mình đang dùng song song 2 phần mềm – một cái pro và một cái đơn giản, đáp ứng được các nhu cầu cơ bản. Vì sao mình dùng 2 phần mềm? Như bạn biết các phần mềm “xịn” thường yêu cầu cấu tài nguyên máy rất lớn, trong trường hợp cần làm các video đơn giản như ghép hình, cắt đoạn video mình chỉ cần dùng các tool đơn giản cho nhẹ máy. Trường hợp dựng bài bản cắt ghép hiệu ứng phức tạp mình sẽ xài tool chuyên nghiệp.
Phần mềm làm video mình đang xài
Dưới đây là những phần mềm video mình đang xài và các phần mềm này rất phổ biến hiện nay, nếu là dân làm phim chắc chắn sẽ biết. Chi tiết từng phần mềm làm video mình có chia sẻ cụ thể mình sử dụng trong trường hợp nào, phần mềm có những chức năng gì, yêu cầu cấu hình máy ra sao,…
Camtasia
Nếu bạn là tay mơ, nghiệp dư đang tìm kiếm một phần mềm làm video youtube, quảng cáo, marketing một cách đơn giản và dễ dàng nhất thì Camtasia là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Bản thân mình hiện đang rất thích xài thằng này bởi về phần cắt ghép, chèn âm thanh, hình ảnh cho đến xuất ra thành phẩm Camtasia không thua kém bất cứ phần mền “nghiệp dư nào”.

Những ưu điểm của Camtasia:
- Rất dễ để sử dụng: phần mềm làm phim Camtasia có giao diện khá đơn giản, các tùy chỉnh hiệu ứng, timeline trực quan dễ dàng. Thao tác kéo thả, không nhiều tùy biến phức tạp.
- Tích hợp chức năng quay màn hình bá đạo: bạn có thể quay toàn bộ màn hình hoặc một phần của màn hình máy tính đang làm việc. Sau khi quay xong tự động chèn vào timeline làm việc để cắt ghép dựng phim. Theo đánh giá của mình chức năng này của Camtasia thuộc dạng top về độ mượt và độ dễ khi sử dụng.
- Hiệu ứng trỏ chuột ấn tượng: trong tất cả các hiệu ứng có sẵn của Camtasia mình thấy hiệu ứng về trỏ chuột khá đã và hữu ích. Có khoảng 6 hiệu ứng có cả hiệu ứng âm thanh khi click, người xem dễ dàng nhìn thấy bạn đang thao tác chuột như thế nào, click ở đâu.
- Đòi hỏi cấu hình máy không cao: Không cần card màn hình rồi, CPU tầm Core i3 (2 CPU Core) hoặc CPU có xung nhịp 2,8GHz, Ram khoảng 4-8Gb là có thể chạy tốt.
Gợi ý sử dụng Camtasia
- Làm video với các chức năng tối thiểu nhất như cắt ghép các đoạn video, chèn âm thanh, thêm chữ.
- Làm các video hướng dẫn sử dụng phần mềm, hoặc bất cứ hướng dẫn gì thao tác trên máy tính, sử dụng chức năng quay màn hình kèm theo các hiệu ứng chuột.
- Làm các đoạn viral video ngắn phục vụ cho các chiến lượt marketing. Các đoạn video cắt ghét từ nhiều nguồn, có chèn caption để người xem không cần mở tiếng vẫn hiểu.
Xem video dạng hướng dẫn sử dụng phần mềm, mình dựng bằng Camtasia, sử dụng chức năng quay màn hình, hiệu ứng chuột.
Adobe Premiere Pro
Chỉ duy nhất không có chức năng quay màn hình, còn lại phần mềm làm phim Adobe Premiere Pro đều mạnh hơn Camtasia. Mạnh hơn ở đây tức là ngoài việc có những chức năng giống Camtasia thì ở Adobe Premiere Pro còn cho phép người dùng tùy biến sâu hơn để đạt hiệu quả tốt hơn. Đồng thời có thêm nhiều chức năng nỗi trội khác, chính vì vậy mà nhiều bộ phim của Hollywood cũng từng xài Adobe Premiere Pro cho quá trình dựng.
Nếu bạn đang có ý định sản xuất những thướt phim hay bộ phim chuyên nghiệp thì đừng bỏ qua phần mềm đỉnh cao này.

Ưu điểm của Adobe Premiere Pro
- Keyframe: là yếu tố khá quan trọng trong quá trình làm hậu kỳ cho video, Keyframe bạn cứ hình dung như những cột mốc trên đoạn video để đánh dấu cho việc bắt đầu hay kết thúc một hiệu ứng nào đó của một đoạn video.
- Xử lý màu sắc hậu kỳ đỉnh cao: Phim cũng giống như hình ảnh, sau khi quay cũng cần phải cân chỉnh màu sắc để cho ra hiệu ứng màu sắc phù hợp nhất. Mình ví dụ đơn giản có những bộ phim về chiến tranh thường màu nó hay ngả nâu, đỏ, đen, tối. Hay những bộ phim về thiên nhiên động vật có các tông màu sáng, trong, xanh. Những hiệu ứng này đều được xử lý thông qua phần mềm, và Adobe Premiere Pro làm được điều đó.
Ngoài việc cân chỉnh bằng tay, bạn cũng có thể dùng các luts màu từ bên ngoài tích hợp thêm vào để cho ra những tone màu đặc sắc. Xem thêm Lut màu Premiere.
- Hiệu ứng chữ đa dạng: ngoài những hiệu ứng có sẵn, bạn hoàn toàn có thể thêm hiệu ứng từ ngoài vào và tùy biến thêm.
- Hỗ trợ xuất nhiều định dạng video: Premiere có khả năng xuất hầu hết các định dạng video và các chuẩn nén phổ biến nhất.
Xem các chuyên gia dựng phim của Hollywood chia sẻ lý do vì sao họ sử dụng Adobe Premiere Pro để làm các bộ phim bom tấn (bật phụ đề tiếng Việt xem dễ hiểu nha)
Lưu ý trước khi xài Adobe Premiere Pro
- Đỏi hỏi cấu hình máy cực mạnh, đặc biệt nếu bạn muốn xuất các video có độ phân giải cao như Full HD, 2K, hoặc 4K
- Khó sử dụng: với rất nhiều tinh chỉnh nên giao diện phần mềm mới nhìn sẽ thấy rất rối. Tuy nhiên nếu chịu khó học một xíu mình nghĩ vấn đề này sẽ được giải quyết, bạn sẽ sớm làm quen được.
- Phiên bản không tương thích: không chỉ ở phần mềm làm phim mà đa số các phần mềm khác khi được nâng cấp, cải tiến sẽ có thêm các chức năng hữu ích mới. Nếu đang làm phim trên một phiên bản mới của Premiere, vì một lý do nào đó phải chuyển sang máy tính khác chỉnh sử thì phải đảm bảo máy tính đó có cài Premiere cùng phiên bản hoặc phiên bản mới hơn để tránh bị lỗi.
Xem video mình dựng bằng Adobe Premiere Pro, sử dụng các kỹ thuật tạo hiệu ứng chữ (title), chèn hình ảnh, chú thích,..
Trên đây là 2 phần mềm làm video mình rất thích và vẫn đang sử dụng, với những bạn mới tập làm video hoặc hay đang muốn nâng cao trình độ mình nghĩ nên tìm hiểu sử dụng 2 phần mềm nay. Nếu bạn biết và đang sử dụng những phần mềm cảm thấy tốt hơn, hãy comment chia sẻ bên dưới nhé.
Xin chào, mình là Duy Ngao Du, mình chia sẻ những kiến thức biết được trong lĩnh vực Digital Marketing và các trải nghiệm về các sản phẩm công nghệ.
Chân thành cảm ơn ạ. LUT màu rất xịn xò
hihi Chúc bạn có nhiều shot phim đẹp!
sao mình k chuyển được sang dạng luts để đưa vào pr vậy bạn?
Hi Ngọc,
FIle mình share là định dạng .cube, bạn chỉ vào import vào trong thẻ Input LUT đấy!!!1